Trà hoa đậu biếc là cái tên không còn xa lạ với các chị em yêu cái đẹp và thích thưởng trà. Với màu sắc độc đáo, nổi bật, hoa đậu biếc không chỉ dùng để pha trà mà còn làm chất tạo màu lạ mắt cho thức ăn.
Trà hoa đậu biếc
Trà hoa đậu biếc là một trong các loại trà thảo mộc được pha từ bôn hoa đậu biếc. Hoa đậu biếc được tìm thấy nhiều ở một số nước Đông Nam Á như: Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Philippines, Malaysia.
Hoa đậu biếc có màu xanh da trời. Màu sắc tươi sáng, rất bắt mắt nên sử dùng làm thuốc nhuộm hay phẩm màu cho các món ăn. Màu nước của hoa này có biến đổi theo độ PH của nước. Ví dụ, thêm 1-2 lát chanh vào ly trà đậu biếc thì nước sẽ chuyển dần sang màu tím. Nhờ khả năng thay đổi màu kỳ diệu như vậy, nên trà hoa đậu biếc khô rất được ưa chuộng ở nhiều quán nước.
Tác dụng của trà hoa đậu biếc
Trà này không chỉ giúp làm đẹp mà còn có nhiều lợi ích “thần kỳ” trong việc chữa bệnh. Sau đây là một số tác dụng nổi bật của trà đậu biếc.
Tác dụng của hoa đậu biếc giúp bảo vệ mắt cũng đã được nhiều chuyên gia nhận định. Mắt được bảo vệ khỏi các tổn thương của gốc tự do gây đục thủy tinh thể, nhờ đó các tổn thương ở võng mạc cũng được điều trị.
Theo lý luận của Trung Y và Ayurveda Ấn Độ, công dụng hoa đậu biếc làm tan biến lo âu, phiền muội, ngăn ngừa bệnh trầm cảm. Vì vậy, sử dụng trà hoa đậu biếc khô sẽ giúp an thần cực tốt.
Trà hoa đậu biếc có khả năng làm tăng insulin. Vì thế, giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Trong hoa đậu biếc có một số thành phần có tính chống oxy hóa mạnh. Do vậy, ngăn chặn và làm giảm tối đa sự hình thành và phát triển của các gốc tự do. Đồng thời cũng ngăn chặn các tác động xấu tới sức khỏe do gốc tự do gây ra.
Ngoài ra, sử dụng hoa đậu biếc còn bảo vệ màng tế bào, giúp di thể trong nhân tế bào ổn định hơn, tăng khả năng nhận diện tế bào ung thư của thực bào và bạch cầu. Từ đó, ngăn ngừa sự phát triển mạnh của tế bào ung thư. Cũng như bảo vệ cơ thể bệnh nhân trong quá trình xạ trị.
Một vài nghiên cứu chỉ ra, trong hoa đậu biếc có cliotide. Hoạt chất này có khả năng kháng khuẩn in vitro chống lại K. pneumoniae, E. coli và P. aeruginosa.
Ngoài các công dụng hoa đậu biếc trên, một công dụng cũng rất nổi bật phải kể đến, đó là nó rất tốt cho hệ tim mạch. Sử dụng trà đậu biếc giúp giảm huyết áp, bảo vệ thành mạch, giảm thuyên tắc máu lên não. Do vậy, phòng ngừa được nguy cơ tử vong do vỡ động mạch vành.
Trong hoa đậu biếc có chứa một chất độc hại là anthocyanin. Nếu uống 640mg loại hoa này mỗi ngày sẽ gây ra một số hậu quả. Vì vậy, quý vị chỉ nên uống 1- 2 ly trà đậu biếc mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cho chính bạn. Nó tương đương với khoảng 1 – 2g hoa đậu biếc khô.
Có thể bạn chưa biết, chất này còn gây ức chế tiểu cầu, thúc đẩy hoạt động lưu thông máu và co bóp cổ tử cung. Vì vậy, các chị em đang mang bầu, đang trong chu kỳ kinh nguyệt, đang dùng thuốc chống đông máu, hoặc chuẩn bị phẫu thuật thì tốt nhất là không nên dùng trà này.
Trà đậu biếc nếu biết cách pha đúng sẽ mang lại hiệu quả tối đa. Bạn có thể pha độc vị hoa đậu biếc, hoặc pha trà hoa đậu biếc mật ong cực kỳ ngon và bổ dưỡng.
Sau khi trà ngấm, bạn sẽ thấy nước có màu xanh biếc cực kì đẹp. Trông nó khác biệt hẳn với các loại trà khác.
Vậy trà hoa đậu biếc có vị gì? Hương vị trà toả ra mùi thơm nhẹ nhàng. Mới đầu uống sẽ thấy vị đắng một chút. Nhưng khi tới cổ họng, bạn sẽ thấy vị ngọt dịu. Chính vì thế, các chị em khó mà quên được hương vị trà này. Tuy trà đậu biếc mang lại nhiều công dụng tốt, nhưng để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra, quý vị chỉ nên uống 300ml – 500ml mỗi ngày nhé.
Chuẩn bị:
Cách pha:
Gọi ngay để được tư vấn đặt hàng nhanh nhất!
Địa chỉ: Số 14 ngõ 22 Đỗ Quang, Trung Hòa, Cầu Giấy, HN
Hotline: 02422 105 136 – 0984 74 3538
CÔNG TY GIA MINH
Đ/C: Số 14, Ngõ 22, Phố Đỗ Quang, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 024 2210 5136 - 0973 833 287 - 0961 096 678
Email: [email protected]
Thời gian hổ trợ: 24/24h